Cách giặt giày thể thao

36 Likes Comment
Giặt giày thể thao

Giày thể thao đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng có thể giữ đôi giày được bền lâu. Nhiều người chỉ vì vệ sinh giày thể thao sai cách mà làm hỏng đôi giày đắt tiền. Để có cách giặt giày thể thao tốt nhất bạn phải nắm rõ về các chất liệu của chúng từ đó lựa chọn một phương pháp làm sạch phù hợp nhất.

Các chất liệu giày thể thao hiện được sử dụng nhiều nhất là:

  • Vải: Được sử dụng khá nhiều, vải rất bền nhưng dễ bị bẩn. Ưu điểm là rất dễ làm sạch.
  • Da: Mang lại cảm giác sang trọng, phong cách nhưng để vệ sinh thì không dễ chút nào.
  • Vải lưới: Giống như Canvas, nhanh bám bẩn như dễ làm sạch.
  • Cao su: Khá bền nhưng việc làm sạch dễ hay khó lại tùy thuộc vào chất bẩn dính lên đó.
  • Da lộn: Chất liệu này mà bị bẩn thì rất khó làm sạch.

Nếu đã xác định được chất liệu đôi giày thể thao của mình rồi thì các bạn nên bắt tay vào việc làm sạch giày thể thao được hướng dẫn ngay sau đây.

Tự tay làm sạch giày không khó như các bạn vẫn nghĩ

Không quá khó để giặt giày thể thao nhưng những vết bẩn vẫn sẽ còn lưu lại nếu như bạn không biết vệ sinh giày đúng cách. Dưới đây là một số bước mà chúng tôi sẽ gợi ý những bước cách làm trắng giầy thể thao vừa sạch vết ố đồng thời vẫn giữ được độ bền của đôi giày.

Bước 1: Tháo dây giày và vệ sinh dây giày

Điều đầu tiên bạn cần làm khi giặt giày thể thao chính là tháo bỏ dây giày. Việc làm này vừa giúp bạn làm sạch được những chỗ khó thấy ở đôi giày, vừa giúp việc làm sạch dây giày dễ dàng và hiệu quả hơn.

Để vệ sinh dây giày trước tiên các bạn nên dùng tay hoặc là bàn chải chà nhẹ để loại bỏ hết bùn đất còn dính trên đó. Sau đó, ngâm dây giày trong hỗn hợp thuốc tẩy và nước xà phòng hoặc bột giặt khoảng vài phút rồi giặt như bình thường. Lưu ý, nên đeo găng tay khi sử dụng thuốc tẩy để tránh bị dị ứng.

Bước 2: Vệ sinh giày sơ bộ (rũ bỏ cát, đất, dùng khăn ướt,..)

Để việc giặt giày trở nên dễ dàng hơn bạn nên vệ sinh sơ qua giày. Với những vết bẩn ở xung quanh giày, bạn nên dùng khăn ướt lau qua bề mặt vết bẩn. Chú ý chọn khăn giấy ướt không cồn để tránh làm hỏng giày, nhất là khi vệ sinh giày da hoặc da lộn.

Vậy là xong phần bên ngoài của đôi giày. Tiếp theo bạn nên làm sạch bên trong và đế giày. Hãy đập nhẹ đôi giày xuống nền đất và đập 2 gót giày vào nhau để cát, bùn đất dính dưới đế giày rơi ra. Sau đó dùng bàn chải khô để chải toàn bộ đôi giày.

Bước 3: Sử dụng dung dịch vệ sinh giày thể thao thông dụng

Đánh sạch giày bằng bàn chải và nước rửa giày

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm vệ sinh giày cho bạn tha hồ lựa chọn. Các sản phẩm này thường ở dạng xà phòng hoặc nước. Nhúng bàn chải vào dung dịch đã chuẩn bị và bắt đầu chà cẩn thận từ bên trong cho đến bên ngoài đôi giày.

Tùy vào từng chất liệu giày khác nhau mà chọn bàn chải cho phù hợp nhất. Ví dụ như giày sneaker da và vải canvas thì dùng bàn chải cứng, còn giày da lộn và vải lưới thì nên dùng bàn chải mềm để tránh làm hỏng giày. Tuyệt đối không ngâm giày trong dung dịch tẩy rửa vì như vậy chỉ khiến giày nhanh chóng bay màu đi mà thôi.

Bước 4: Sử dụng nước để làm sạch giày

Xả nước vào giày cho đến khi sạch hoàn toàn xà phòng. Bạn nên dùng nước ấm để làm sạch giày trước rồi sau đó dùng nước lạnh để cho các chất tẩy rửa còn sót lại trôi đi hết. Giặt xong thì các bạn nên nhớ vẩy thật mạnh để loại bỏ hết nước thừa trước khi đem phơi.

Bước 5: Phơi giày đúng cách

Để giày thể thao ở nơi bóng râm và hong khô tự nhiên. Bạn có thể dùng giẻ khô hoặc khăn giấy sạch nếu muốn giày khô nhanh hơn. Đặc biệt là không được phơi giày ngoài nắng, việc làm này sẽ khiến cho giày nhanh bị bạc màu hơn và nứt form mà thôi.

Sau khi giặt giày trắng thì cách phơi giày tốt nhất là bạn nên đắp một lớp giấy ăn lên bề mặt giày để tránh những vết ố sau khi giày khô. Khi giày đã khô hoàn toàn thì mới được bỏ lớp giấy này.

Bước 6: Cất giữ và bảo quản

Cất giữ giày thể thao ở những nơi ít ánh sáng, mát mẻ nhưng không được quá nóng bức hoặc ngột ngạt để tránh giày bị mốc hoặc bạc màu. Tốt nhất là bạn nên cất những đôi giày sneaker trong hộp giày.

Bước 7: Phủ lớp nano chống thấm

Phủ nano chống thấm để bảo vệ giày

Ảnh hưởng của mưa gió và bụi bẩn sẽ khiến cho đôi giày thể thao của bạn nhanh chóng hỏng nên việc phủ một lớp dung dịch nano chống thấm là điều hoàn toàn cần thiết. Nhất là với những đôi giày da lộn.

Lưu ý: “Giày không tất thà đi chân đất còn hơn”

Theo xu hướng hiện nay nhiều người đi giày mà không đi tất nhưng điều này chỉ khiến cho bàn chân và giày của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Để đôi giày sneaker sử dụng được lâu hơn ngoài việc biết vệ sinh đúng cách và đều đặn ra bạn nên mang tất khi đi giày.

Nếu không muốn để lộ tất khi đi giày sneaker bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại tất nửa bàn chân đang rất thịnh hành trên thị trường để tránh việc đôi giày bị bạc màu ở bên trong.

You might like

Avatar

About the Author: xitgiay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *